Thắng Pháp Abhidhamma
TT Tuệ Siêu: Bài trước học 5 tâm ngũ quan nói về, vai trò, ý nghĩa, nhân sanh ra ngũ song thức, hay là tâm ngũ quan.
Bài học hôm nay, chúng ta nói đến ý nghĩa và vai trò tâm tiếp thu và tâm quan sát.
Tâm tiếp thu (Sampaṭicchana) là tâm thu nhận, tâm này có chức năng thâu nhận, cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc mà, 5 tâm ngũ quan vừa bắt lấy.
Ở giai đoạn tâm tiếp thu, giai đoạn này nếu dùng từ chuyên môn gọi là ý giới (manodhātu), tâm ý giới tâm tiếp thu là tâm ý giới. Ý giới này trợ cho ý thức giới bởi vì, thức, nhãn thức giới, không thể nào trợ cho tâm ý thức giới sanh khởi liền. Điều này phải học trong Chánh Tạng, trong duyên hệ.
Nhãn thức giới bắt cảnh sắc, rồi nhãn giới là tâm tiếp thu, tâm tiếp thu đó trợ cho ý thức giới tâm quan sát (Santīrānacitta) bằng cách vô gián duyên. Như vậy tới gian đoạn quan sát đó, xem như là giai đoạn hoàn tất về tâm quả.
Chúng ta lập lại là, trong diễn trình tâm diễn ra, trước hết là một cảnh hiện lên, cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, sau khi tâm tiềm thức giao động (Bhavaṅgacalana), hay là tâm hộ kiếp gọi là tiềm thức giáo ảnh, tiếp đến là tâm khán ngũ môn (Pañcadvāravajjanacitta). tâm khán ngũ môn này không phải là tâm quả mà nó thuộc về tâm tố vô nhân.
Và tâm tố khán ngũ môn thuộc về ý giới (manodhātu).
Còn khán ngũ ý môn mới gọi là tâm ý thức giới vô nhân, nếu gọi đúng từ là tố ý thức giới vô nhân.
Trong Thanh Tịnh Đạo, Ngài Buddhaghosa Ngài dùng từ Pali rất chuẩn trong trường hợp này, Ahetuka manoviññānadhātu gọi là ý thức giới vô nhân. Nhưng, phải kèm theo ở phía sau là chữ kiriya là tố ý thức giới vô nhân, thì biết ngay là tâm khai ngũ môn (Ahetuka kiriya Pañcadvārāvajjanacitta)
Thì ở đây, diễn trình tâm diễn ra, tâm khai ngũ môn như một tâm khách quan đầu tiên khai mở cho lộ khách quan gọi là hoạt thức, tức là bắt đầu có tâm hoạt động đối với cảnh hiện tại. Hoạt thức đầu tiên là tâm khai ngũ môn, rồi tâm khai ngũ môn đó bắt, cảnh sắc, hoặc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, nó mở cửa giống như người gác cửa mở cửa cho cảnh hiện vào, nếu cảnh sắc hiện vào đồng thời nhãn thức sẽ khởi lên tùy theo cảnh tốt hay cảnh xấu, nhãn thức quả thiện hay quả bất thiện khởi lên.
Sau tâm nhãn thức đó sẽ là tâm tiếp thu tương ứng quả thiện hay quả bất thiện, tâm tiếp thu tiếp nhận cảnh để chuyển qua cho tâm ý thức giới quan sát, ý thức giới quan sát ở đây là quan sát quả thiện hay quả bất thiện, tùy theo cảnh, tùy theo tâm ngũ quan.
Sau tâm quan sát, sẽ có một tâm tố ý thức giới vô nhân, tức là tâm khai ý môn, hay là tâm khán ý môn, và ở vị trí này trong lộ tâm ngũ môn thì khai ý môn tên gọi là Voṭṭhapana, tức là tâm phân đoán, hay tâm phân định cảnh. Tâm phân định đó thuộc về ý thức giới, mặc dầu nó là vô nhân nhưng nó là tố ý thức giới vô nhân.
Sau khi phân định cảnh nó chuyển qua tâm javana hay là tâm xứ lý cảnh, chúng ta gọi là tâm đổng lực hay tâm đổng tốc cũng được, bởi vì không phải sanh một sát na rồi mất mà sanh nối tiếp liên tục trùng dụng duyên (āsevanapaccayo) 7 sát na tâm javana. 7 sát na tâm javana này thuộc về tâm bất thiện, hoặc là tâm thiện hiệp thế, hoặc là tâm tố hiệp thế, tâm tố dục giới.
Trong tâm tố dục giới này gồm có một động lực tố vô nhân, tức là tâm ưng cúng sinh tiếu, tâm cười của vị Alahan và 8 tâm đại tố hay 8 tâm tố dục giới hữu nhân (Sahetukakāmāvacarakiriyācitta).
Sau 7 sát na đổng lực đó, cảnh này là cảnh rất lớn, thì cảnh rất lớn lúc bấy giờ còn dư cảnh, có 2 sát na tâm là tâm dư hưởng hay là tâm na cảnh (Tadālambanacitta). HT Minh Châu dịch là đồng sở duyên, sở duyên nghĩa là cảnh và chữ đồng giống như cảnh của tâm đổng lực. Lúc đầu Ngài HT Tịnh Sự sài tâm này gọi là tâm mót cảnh, Ngài đưa ra một thí dụ và thí dụ này được Ngài Anuruddha sài trong Thắng Pháp Tâp Yếu Luận (Abhidhammattha Sangaha) đưa lên thí dụ cổ điển.
Còn ở đây bài học mới, chúng ta sáng tạo một thí dụ khác là,
- Người mở cổng có người ra nhận biết xem đó là nhân viên hay là khách mua nhà đất như, tâm ngũ quan.
- Một người chào hỏi tiếp đón ví dụ như, tâm tiếp nhận
- Rồi có một người lấy những chi tiết như tên họ giờ hẹn là, tâm quan sát.
- Có một người khác quyết định xem gửi người khách đến bộ phận nào trong công ty, đây gọi là tâm phân định tâm phân đoán (Voṭṭhapana).
- Người trực tiếp biết nhu cầu của khách giống như, tâm javana, tâm đổng lực, tâm xử lý
- Nếu khách là một khách lớn thân quen sẽ có người ra thăm hỏi vui vẻ sau khi xong việc, ở đây ví dụ giống như, tâm duyên hữu hay tâm na cảnh, tâm mót.
Còn ví dụ cổ điển như sau:
- Một người đang nằm ngủ dưới gốc cây soài, ví dụ như, tâm tiềm thức hay tâm hộ kiếp.
- Bỗng nhiên gió lay động một trái soài rơi xuống ví như cảnh đến, cảnh sắc hay cảnh thinh xảy ra
- Người đó thức giấc giống như, tâm khai ngũ môn.
- Rồi mắt nhìn thấy trái soài gọi là, tâm nhãn thức.
- Nhặt lên gọi là giống như, tâm tiếp thu.
- Rồi mới xem trái soài, gọi là, tâm quan sát.
- Rồi có sự nhận định trái soài này ăn được, sau khi nhận định như vậy mới đưa lên miệng cắn 7 miếng giống như là, tâm đổng lực, tâm xử lý cảnh.
- Khi ăn xong trái xoài người kia nằm ngủ lại, là khi trãi qua trọn lộ trình thì tâm trở lại trạng thái Bhavanga.
Khi chúng ta học về 18 tâm vô nhân này, chúng ta phải chú ý gọi chung 17 tâm cơ năng, ngoại trừ tâm ưng cúng sinh tiếu là tâm thứ 18, tâm đó chúng ta không thể kể như là tâm cơ năng được, bởi vì tâm này không phải làm việc máy móc mà tâm này là tâm xử lý cảnh của vị Alahan, là tâm đổng lực javana. Nhớ chú ý chỗ đó, chứ nếu chúng ta gom hết 18 đó là tâm cơ năng thì chúng ta thiếu xót một tâm mà tâm này không phải là tâm bình thường mà là tâm xử lý cảnh javana.
Thì 18 tâm kia gọi là tâm cơ năng, tâm làm việc máy móc, để biết cảnh, để tiếp thu cảnh ngũ quan, 5 tâm ngũ quan đó sẽ không sanh được khi tâm tố vô nhân là ý giới khai ngũ môn chưa sanh, bởi vì ở trong duyên hệ khi nói đến vô gián duyên (Anantarapaccaya) thì phải nói ý giới trợ cho ngũ song thức bằng cách vô gián duyên.
Là người học Vi Diệu Pháp nghe ý giới đó chỉ cho tâm khai ngũ môn tâm đó sanh khởi để mở cửa cho 5 hệ thần kinh tức là, nhãn môn, nhĩ môn, tỉ môn, thiệt môn, thân môn, mở cửa như vậy rồi thì cảnh hiện vào, ngũ thức, ngũ song thức đó mới sanh khởi.
Chỉ sanh khởi như vậy dầu cho phàm hay thánh thì những tâm cơ năng này làm việc giống nhau, một vị Alahan khi Ngài nhìn cảnh sắc đến, mắt nhìn thấy là tâm ngũ song thức sanh khởi trước, rồi đến tâm nhãn thức, đến tâm tiếp thâu, đến tâm quan sát, đến tâm đoán định là khai ý môn.
Bắt đầu khác nhau đối với phàm phu chúng ta từ giai đoạn tâm javana, hay tâm đổng lực, hay là tâm xử lý.
Vị Alahan thì tâm đổng lực đó hoàn toàn là tâm tố (kiriyacittas).
Còn đối với bậc Thánh hữu học thì tâm đổng lực đó có thể là thiện cũng có thể một vài tâm bất thiện.
Còn như đối với phàm phu chúng ta thì tâm thiện, đổng lực thiện cũng có, mà hoàn toàn 12 tâm bất thiện cũng có.
Vì với bậc Thánh hữu học những tâm bất thiện như vị Tu Đà Hườn thì đổng lực, mà thuộc về tham tà kiến thì không có, si hoài nghi không có.
Còn đối với vị Tư Đà Hàm thì giống như vị Tu Đà Hườn chỉ có cái là giảm nhẹ ái và sân thôi.
Còn riêng về vị A Na Hàm thì tâm bất thiện vẫn còn tham tà kiến, si tà kiến và tâm si phóng dật. Còn tâm sân hoàn toàn không có.
Do vậy, kể từ giai đoạn tâm khai ngũ môn cho đến giai đoạn tâm đoán định (Voṭṭhapana), thì giai đoạn đó ở nơi một phàm phu hữu học hay bậc Thánh vô học thì đều giống nhau, và ở giai đoạn javana tức là đổng lực thì hạng phàm phu, bậc Thánh hữu học khác. Còn đối với bậc Alahan thì giai đoạn này hoàn toàn phải là tâm vô ký, không thiện, không bất thiện, tức là tâm (kiriyacittas) tâm tố.
Diễn trình tâm này được diễn ra như vậy,
Trong đọc bài hôm nay nói rằng diễn trình tâm Ngài HT Tịnh Sự Ngài sắp xếp như vậy, nhưng thật sự không phải Ngài và cũng không phải Ngài Anuruddha sắp xếp trình tự trật tự của sát na tâm được, mà chính bộ Vị Trí (Patthana) bộ thứ 7 của tạng Vi Diệu Pháp, ở trong đó khi đề cập đến vô gián duyên thì Đức Phật Ngài đã trình bày cho biết:
- Từ tâm ý giới trợ cho nhãn thức giới,
- rồi trợ cho ý giới tiếp thu,
- trợ cho ý thức giới quan sát,
- rồi ý thức giới quan sát đó trợ cho tố ý thức giới vô nhân là tâm khai ý môn,
- rồi từ khai ý môn hay tâm tiếp thu hay là tâm quan sát thì Ngài Anuruddha dùng từ này ở trong Thắng Pháp Tập Yếu Luận (Abhidhammattha Sangaha).
Nhưng, ý giới và ý thức giới hay 5 thức giới, chuyển qua chuyển lại để trợ bằng cách là, sát na này diệt trợ sát na kia sanh bằng cách vô gián duyên, thì ở trong chánh tạng bộ Vị Trí (Patthana) có đề cập đến chỗ này. Trình tự đó như vậy rõ ràng, cho nên nếu như một người học kinh Tạng hay học Luận tạng, hoặc là học Thắng Pháp Abhidhamma mà có nghiên cứu đi vào trong Chánh Tạng thì chúng ta sẽ biết được là, những vấn đề được nói đến ở đây do Đức Phật Ngài thuyết và tôn giả Xá Lợi Phất đã thọ trì lãnh giáo từ nơi Đức Phật, rồi Ngài về sắp xếp chuyển khai lại cho 500 vị Tỳ Kheo hội chúng của Ngài để thọ trì về Thắng Pháp Abhidhamma, truyền thừa cho đến ngày hôm nay ở trong tạng Vi Diệu Pháp
Cho nên ở đây, khi học chúng ta đừng nghe người ta chỉ mới biết sơ sơ họ nói rằng cái này là do các vị trước tác đời sau v.v... chứ Vi Diệu Pháp không phải do Đức Phật Ngài thuyết. Mấy người đó họ chưa cầm đến quyển Chánh Tạng Vi Diệu Pháp làm sao họ biết mà nói như vậy được.
Cho nên khi học diễn trình tâm thức, chúng tôi muốn nói với qúi vị là ở đây các vị giáo thọ hướng dẫn cho chúng ta hiểu là các vị đó phải dùng đến những từ ngữ rất thường thức để chỉ dẫn cho chúng ta thứ lớp như vậy, nhưng thứ lớp trật tự đó do Đức Phật đã thuyết trong bộ Patthana, rồi các vị giáo thọ mới trình bày lại cho chúng ta nghe, chúng ta phải thọ trì điều đó chắc chắn như vậy mới có niềm tin để học Thắng Pháp Abhidhamma một cách rõ ràng tường tận được.
Chúng tôi hi vọng bài học hôm nay khi trình bày về những tâm cơ năng làm việc ở trong diễn trình tâm thức, trình bày như vậy thì có thể là những người mới học cũng có thể hiểu và những người cũ thì không quá xa lạ. TT Giác Đẳng cho phép chúng tôi cứ xử dụng danh từ cũ, tuy nhiên chúng tôi cũng để cho các vị làm quen với cách học mới, cho nên chúng tôi đi song song để trình bày như là, tâm tiềm thức, tâm hoạt thức, hay là tâm đổng lực, hay tâm xử lý, tâm na cảnh, hay tâm dư hưởng, thì chúng tôi trình bày để các vị hiểu./.
No comments:
Post a Comment