Friday, August 14, 2020

Thắng Pháp Abhidhamma - Bài 7. Hai Sự Thật: Chân đế và Tục đế

                                 Thắng Pháp Abhidhamma

Bài 7. Hai Sự Thật: Chân đế và Tục đế


Minh Hạnh ghi chép

 Hôm nay chúng ta học bài 7, nói về 2 sự thật: Chân đế và Tục đế. 
Chữ đế (sacca) có nhiều nghĩa.

Saccavācā có nghĩa là một lời nói đúng, lời nói chân thật, có nói có không nói không. 
Nghĩa thứ hai, chữ sacca nghĩa là Chân Lý, chữ Ariyasaccani nghĩa là Thánh Đế,  Bốn Chân Lý hay là Bốn Diệu Đế, Bốn Thánh Đế, Bốn Chân Lý Cao Diêu chúng ta dùng nghĩa đó.

Còn nghĩa sacca có nghĩa là thật tế, yathātatha,  yathā-bhūta tức là nói sự thật, nói như thật, chúng ta sài nghĩa này.

Ở trong hai sự thật của Abhidhamma là, Paramattha-sacca và Sammutti-sacca, thì chữ sacca ở đây có nghĩa là yathā-bhūta

Thì ở đây, khi đề cập đến hai sự thật, một là sự thật theo bản thể, hai là sự thật qui ước. Sự thật qui ước gọi là Tục Đế. Thật ra chữ tục, không dịch nghĩa cho chữ Sammutti. 

Chữ Sammutti đồng nghĩa với chữ Paññatti là qui định, qui ước, sự chế định. Ở trong luật sài chữ Sammutti với trường hợp ấn định. Thí dụ như ở trong chùa có nhiều hạng mục tăng xá, hay trai đường, giảng đường, chánh điện, thì Chư Tăng sẽ  Sīmā-sammutti tức là sẽ ấn định ranh giới Sīmā ở một nơi như chánh điện chẳng hạn, để làm phạm vi Chư Tăng hoà hợp tăng sự, thì dùng chữ Sammutti. Hay, một vị tỳ kheo được Chư Tăng chỉ định làm người sắp xếp trú xứ cho Chư Tăng được gọi là Sammutti-senāsana.

Trong Thắng Pháp, chữ Sammutti có nghĩa qui định. Qui định là sự chế định hay sự qui ước một việc gì đó để cho hiểu với nhau. 

Thí dụ, miếng vải mặc để che thân trên, người ta chế định gọi là áo. Cũng là vải may, nhưng mặc che phần thân dưới từ rốn trở xuống gót chân thì người ta qui ước gọi là cái quần. Như vậy, cũng đồng thời là vải nhưng dùng ở chỗ này thì gọi khác, dùng ở vị trí kia thì gọi khác.

Hoặc là, thí dụ trái giống như trái mận có hạt to ở bên ngoài  phần dưới của trái, màu sắc đỏ xậm, có vị chua chát, hình dạng hơi tròn bầu. Ở miền Nam miền Tây Nam Bộ gọi là trái điều. 

Nhưng ở miền Đông Nam Bộ trở đi ra miền Trung, miền Bắc v.v... gọi là trái đào lộn hột.

Chúng ta ở đâu thì chúng ta gọi theo ở đó. 

Như vậy, Tục Đế là giả lập, là chế định, theo từng vùng từng miền để gọi  cho hiểu thôi.
Còn pháp Chân Đế đúng ra thì chữ Paramattha là siêu lý, nghĩa lý tột cùng. HT Minh Châu dịch là đệ nhất nghĩa, thêm chữ sacca nữa là Paramattha-sacca thì dịch là đệ nhất nghĩa đế. 

Ở đây, chúng ta nói về cốt lõi của danh từ Tục Đế. 

Thí dụ, chiếc càrá, nhẫn, giây chuyền, tấm lắc đó là, danh từ chế định, hay tục đế, Nhưng, vàng là Chân Đế, kim loại qúi, kim loại vàng giống như Chân Đế. Từ Chân Đế bắt đầu người ta đặt ra danh từ để gọi.

Như, ngũ uẩn, cái nào cũng là ngũ uẩn, người này cũng năm uẩn, người kia cũng năm uẩn, do người ta chế định, đây là người nam, đây là nữ, đây là con người, đây là con thú. Người ta chế định như vậy, nhưng thật ra chỉ là ngũ uẩn thôi.

Bài học kế chúng ta sẽ học về pháp Tục Đế, chúng ta sẽ thấy ngay cả danh từ gọi là ngũ uẩn cũng là danh từ chế định, nhưng đó là danh chơn chế định (vijjāmānapaññatti). Hôm nay chúng ta chỉ học hai pháp Chân Đế và Tục đế, một cái là giả lập qui ước về tên gọi nhưng đó cũng là sự thật, bởi vì ở đâu người ta đã qui ước như vậy rồi thì chúng ta gọi như vậy mới trúng. 

Về vấn đề Chân Đế là bản thể thật, dầu cho qui ước tên gọi như thế nào cũng chỉ là như vậy thôi, dầu cho chiếc nhẫn, hay tấm lắc, hay giây đeo cổ, giây chuyền, tất cả mặc dầu tên gọi khác nhau nhưng chỉ là vàng, chỉ là kim loại qúi.

 Ở đây, trong bài học thì ý nghĩa Chân Đế và Tục Đế được trình bày trong 5  ý nghĩa:

1. Nghĩa thứ nhất là, qui ước thực tướng, như chúng tôi vừa trình bày ý nghĩa của qui ước thực tướng, thí dụ trái điều, thí dụ cái áo, cái quần.

2. Nghĩa thứ hai, nói tương đối và tuyệt đối. Trong trường hợp này thật ra cũng là qui ước, chữ tương đối và tuyệt đối vẫn sài được cho pháp Chân Đế. Nhưng ở đây chúng ta dùng nghĩa pháp Tục Đế là pháp tương đối là có khi thay đổi.

Còn bản thể tuyệt đối, tâm dầu quá khứ, hiện tại, vị lai, là đặc tính biến cảnh. Tâm sở đặc tính là phụ thuộc đối với tâm. Sắc pháp thực tướng của nó là tính chất hoại diệt, bị biến hoại bởi thời gian năm tháng, chúng ta gọi là tuyệt đối.

 Còn tương đối, chúng ta nói đến Tục Đế, bây giờ định đặt sài như vậy thời gian sau người ta không muốn ngôn ngữ đó nữa. 

Hoặc, chế định về hình thức, hình thức chế định.  Một vật gì tròn cạnh, dầu cho hơi méo nhưng so với cái vuông góc thì chúng ta gọi cái này là tròn. Nhưng, thực ra cái tròn này không tròn đều so với cái tròn kia, cái kia thì tròn còn cái này người ta chế định là hình Oval chẳng hạn.

Về thấp và cao. Cao không biết bao nhiêu gọi là cao, bởi vì cao là cao hơn cái thấp. Nhưng thật sự so sánh với những cái khác thì nó cao hơn, thí dụ vậy. Một ngọn đồi gọi là cao hơn mặt đất vì nó so sánh với mặt đất, nhưng thực tế thì ngọn núi cao hơn đồi. Chúng ta sài theo nghĩa tương đối là nghĩa như vậy theo Tục Đế.

 Nghĩa Chân Đế cũng có cái tuyệt đối và cũng có cái tương đối. Thí dụ như tâm tịnh hảo và tâm tịnh hảo dục giới tốt đẹp hơn tâm vô nhân và tâm bất thiện. So với tâm sắc giới và vô sắc giới cũng chưa phải là tuyệt đối tịnh hảo. Nhưng đối với tâm thiền sắc giới, thiền vô sắc giới, mặc dầu là tâm tịnh hảo là so với tâm dục giới. Tức là, nếu so với tâm siêu thế thì cũng chưa phải là tịnh hảo tuyệt đối. Cho nên ở đây trong vấn đề ngôn ngữ chúng ta phải thận trong, nói về ngữ và nghĩa v.v... 

3 - Cách thứ ba, Vấn đề qui ước và thực tướng, tất cả những qui ước và thực tướng, hay tương đối và tuyệt đối, giới hạn và không giới hạn, bởi thời gian, chúng ta cũng sài nghĩa cẩn thận chung chung tương đối vậy thôi, chứ còn nếu để chỉ cho hai phạm trù Chân Đế và Tục Đế thì trong trường hợp này cũng không ổn. 

Thí dụ như giới hạn, nếu chúng ta nói giới hạn là Tục Đế, rồi không giới hạn bởi thời gian là Chân Đế, trong trường hợp này giải tàm tạm thì chúng ta hiểu được Tục Đế và Chân Đế. Nhưng, nếu hiểu nghĩa rốt ráo thì tất cả các pháp hữu vi, chân đế hữu vi đều là bị giới hạn, chỉ có pháp vô vi là không bị giới hạn bởi thời gian. Giới hạn có nghĩa là quá khứ, hiện tại, vị lai, pháp hữu vi Chân Đế có quá khứ, hiện tại, vị lai. Nhưng pháp vô vi là Niết-bàn là ngoại thời, là không bị giới hạn bởi quá khứ hiện tại vị lai v.v... học cái này để chúng ta hiểu được đại khái cái gì gọi là Chân Đế và cái gì là Tục Đế. Nhưng, không nên xem đó như là một khung sườn khuôn mẫu để hiểu được Chân Đế và Tục Đế. Bởi như chúng tôi đã nói là tùy.

4 - Cách thứ tư, nói thường thức khái niệm của Kinh Tạng, thì ở đây như lời dẫn chứng bài kệ trong Pháp Cú kinh Tiểu Bộ Kinh Đức Phật dạy "Ai dùng các hạnh lành, xoá mờ các ác nghiệp, sáng chói cõi đời này, như trăng thoát mây che". Thì đó là sài theo khái niệm của kinh Tạng.

Theo Abhidhamma thì không có khái niệm đó bởi vì Đức Phật Ngài thí dụ như "trăng thoát mây che". Sự thật thì mặt trăng ở trên cao mây không lên tới đó để che, nhưng vì ở mình đứng ở dưới đất nhìn lên mặt trăng tuốt trên cao chúng ta bị áng mây che khuất con mắt của mình, rồi chúng ta nói đó là trăng bị mây che. Nhưng nếu mặt trăng ở trên nhìn xuống thì nói rằng chúng ta bị mây che. Cho nên đó chỉ là một khái niệm thường thức để cho hiểu thôi.

Chúng ta nói đại loại và vĩ mô. Trong cách nói chung chung thì cũng vậy, chúng ta nói theo khái niệm của Kinh Tạng thí dụ như nghiệp trắng kết quả trắng, nghiệp đen kết quả đen, nghiệp có cả trắng lẫn đen thì kết quả trắng lẫn đen. Thì ở đây riêng về vấn đề nghiệp trắng lẫn đen kết quả trắng và đen chúng ta hiểu chỉ nói chung chung để phân biệt giữa thuần thiện thuần ác và thiện ác lẫn lộn. 

Đó là Đức Phật Ngài thuyết tạng Kinh cho người ta hiểu, nhưng trong Thắng Pháp, Ngài phân định rõ ràng, tâm thiện là tâm thiện, đổng lực thiện là đổng lực thiện, đổng lực bất thiện là đổng lực bất thiện, không thể nào có một tâm đổng lực tạo nghiệp trong đó vừa có thuộc tánh thiện thuộc tánh bất thiện lẫn lộn.

 Như ly cafe sữa. Ly này là cafe, ly kia là ly sữa, ly nọ là sữa và cafe hoà trộn lẫn nhau gọi là ly cafe sữa. Đó là nói cho hiểu. Nhưng thật ra, tâm sanh khởi hễ thuộc tánh tịnh hảo là tịnh hảo, bất thiện là bất thiện, đen là đen, trắng là trắng. Trong Thắng Pháp Abhidhamma, chúng ta nói ở khía cạnh thực thể thì không thể có đen trắng lẫn lộn. 

Như vậy thì, chúng ta cũng cần phải hiểu khi nói đến hai sự thật là để chúng ta thận trọng khi dùng, không nên phủ nhận, không nên bắt bỏ Tục Đế. Khi biết được rồi, chúng ta nói "bây giờ mình chỉ tu tập theo Chân Đế không tu tập theo Tục Đế".  Nói vậy là sai, bởi vì có những cái chúng ta phải mượn sài. Ngay cả với Đức Phật, Ngài vẫn ứng dụng sài chế định, thí dụ như có ai đó mét Đức Phật về Tôn Giả này, hay vị Tỳ Kheo kia đã hành động như vậy, Đức Thế Tôn Ngài nói rằng "con trai của Như Lai không có làm việc đó hay là con gái của Như Lai đâu có làm việc đó" để chỉ cho vị Alahán đệ tử của Đức Phật, nếu vị Trưởng Lão Tăng, vị Tỳ Kheo Alahán, Đức Phật gọi là con trai của ta, còn nếu một vị Tỳ kheo ni Alahan Ngài gọi là con gái của ta

Thì ở đây, đó chỉ là cách nói Đức Phật Ngài dùng như vậy để cho hiểu. Hoặc như Đức Phật Ngài thuyết pháp Ngài vẫn dùng câu nói "Cetanaaham bhikkhave kammam vadaami" Ngài dùng chữ " ahaṃ" là "Ta". Trong trường hợp này chúng ta nghĩ tại sao có lúc Đức Phật Ngài dạy "Sabbe dhammā anattā - tất cả pháp là vô ngã" mà bây giờ Ngài lại nói là "Ta nói các người biết, này các tỳ kheo nghiệp là sự cố ý"  v.v... 

Nếu bỏ ngôi thứ nhất, bỏ ngôi thứ hai, bỏ ngôi thứ ba, làm sao nói chuyện cho hiểu được, cho nên trong đời sống bình thường thì vẫn phải dùng những đại danh từ ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba để nói chuyện để chỉ "Tôi" "Anh" và "" . Thật thì các pháp vô ngã nói theo chân lý. 

Có câu chuyện, Ngài HT Tịnh Sự Ngài khi ở bên Thái Lan, Ngài tốt nghiệp ra trường, có một gia đình thí chủ thỉnh Ngài HT Tịnh Sự với một vị Tỳ Kheo cũng là người học Abhidhamma giỏi, cả hai vị giáo thọ đến nhà thí chủ trai tăng. Trai tăng cúng dường ăn xong, gia chủ thỉnh thuyết pháp thì vị Tỳ Kheo kia thuyết pháp cho Phật tử nghe "các pháp vô thường, khổ, vô ngã". Giảng về vô ngã có nghĩa là "không phải của ta", "không phải là ta" v.v... Giảng xong đến chừng hai vị đứng dậy đi về vừa ra tới cổng nhà, người gia chủ thiện nam xách cái dèm chạy ra hỏi là:

 "Cái dèm này của vị nào bỏ quên?" 

Vị kia mới nói nhanh nhẩu lên tiếng rằng:

- "Của ta"

Ông thiện nam cũng cắc cớ, ông nói:

- "Bạch Ngài, hồi nãy ở trong nhà, sau khi thọ trai xong Ngài thuyết về vô ngã sao bây giờ Ngài nói là "của ta"".

 Vì bất ngờ vị kia bối rối, lúc đó Ngài HT Tịnh Sự lên tiếng Ngài nói:

- "Ồ! không phải, hồi giảng cho nghe thì giảng theo pháp Chân Đế, còn bây giờ là giảng theo Sammutti-sacca là nói theo Tục Đế, để ông biết cái dèm đó của vị này".

Lúc đó ông thiện nam hoan hỉ sadhu.

Cho nên ở đây, khi chúng ta sài từ, chúng ta phải hiểu khi nói đến phân biệt Chân Đế Tục Đế, để xử dụng trong đời sống hàng ngày người Phật tử chúng ta cần phải hiểu cái nào là chúng ta mượn danh mà sài, chứ không phải là chúng ta chấp. Đó là một sự thật, một bản thể bất di bất dịch.

Thứ hai, giữa thiền chỉ và thiền quán, chúng ta phải nhớ trong thiền chỉ là chúng ta dùng pháp Tục Đế chế định, đề mục chế định thôi, chẳng hạn như là đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không và ánh sáng. Thì đất chế định là lấy đất sét nặn thành dĩa tròn bằng phẳng đặt trước mặt để niệm.

 Thì, mắt là nhìn cảnh sắc, nhưng chế định là đất. Nước, lửa, gió, cũng vậy. Trong khi pháp Chân Đế đất đặc tính là cứng hoặc mềm. Nước là cái gì thẩm thấu và kết dính. Lửa là cái gì đốt có trạng thái đặc tính là nóng, lạnh. Nóng quá cũng đốt, lạnh quá cũng đốt, nó thiêu hủy, như vậy là trạng thái nóng lạnh. Ngài HT Tịnh Sự gọi là lửa nóng, lửa lạnh. Còn gió là cái gì làm giãn nở và dao động, căng ra và chuyển động, sài 2 nghĩa đối đãi nhau như thế thì như vậy gọi là gió theo Chân Đế. 

Danh từ đề mục của thiền chỉ là chế định, còn đề mục của thiền quán thì khi niệm (như chúng ta đọc bài kinh Tứ Niệm Xứ thì ở đây cũng có phần chế định chút xíu, nhưng khi nói đến thân quán niệm xứ (Kāyanupassanā satipaṭṭhāna) thì ở đây là lấy sắc uẩn sự hiện hữu, sự sanh sự diệt của sắc uẩn nhưng được chế định ở trong cái gọi là hơi thở, trong cái gọi là đại oai nghi, trong cái gọi là tiểu oai nghi, trong cái gọi là thân thể trược, trong cái gọi là tử thi v.v... thì đó là sắc uẩn. Thì như vậy, trong thiền quán là nhìn vào bản chất của danh sắc hay bản chất của ngũ uẩn để thấy được lý vô thường, khổ, vô ngã, chứ còn nếu thiền quán định tâm thì trên đề mục chế định được rồi.

 Chúng tôi chỉ chia sẻ một vài ý nghĩa chân đế và tục đế như vậy thôi./.

No comments:

Post a Comment